Một vài vấn đề lịch sử
Người viết: Hàn Trác
Người dịch: Tích Vũ
(Cảm tạ Hàn Trác đã lật lại lịch sử công phu thế này, Tích Vũ vô cùng kích động, nếu không có bài
nghiên cứu và cảm nhận chuyên sâu của đồng đạo, tại hạ hẳn sẽ rất đau đầu
và mất sức để tự viết bài giới thiệu về “Đại Tống Bát Hiền Vương”)
![[ĐAM MỸ | ĐẠI TỐNG BÁT HIỀN VƯƠNG] [ĐAM MỸ | ĐẠI TỐNG BÁT HIỀN VƯƠNG]](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgUuJUzH1wBPBwQ7if86vn0V50sgb-NuZSRfwAgOzBpshijBRF_z3hDVM4PhWh6seN8l0EI3_ApQsue7_NVXbQwW1Npt_528-GPs6sHvyf4gkR-LVrfZzEccWfkkyiTKkqhyphenhyphenhnSfOTlD-22/s1600/1320047915.jpg)
Bát Hiền
Vương trong lịch sử:
“Tống Sử Liệt Truyện”, Phần ba –
Tông thất:
(1) “Tống Thái Tổ có bốn con
trai: Đằng Vương Triệu Đức Tú, Yến Vương Triệu Đức Chiêu, Thư Vương Triệu Đức
Lâm, Tần Vương Triệu Đức Phương.”
(2) “Năm thứ nhất Kiến Long, Đình Mỹ được phong làm Ngự Sử Gia Châu, hai năm sau chuyển thành Hưng Nguyên
Doãn, Sơn Nam Tây Đạo Tiết Độ Sứ. Năm thứ hai Càn Đức, trở thành Trung Thư Môn
Hạ Bình Chương Sự (tương đương Tể Tướng). Năm thứ sáu Khai Bảo, giữ chức Kiểm
Giáo Thái Bảo, Vĩnh Hưng Quân Tiết Độ Sứ. Thái Tông lên ngôi, Đình Mỹ trở thành
Trung Thư Lệnh, Phủ Doãn Phủ Khai Phong, được phong Tề Vương, lại giữ chức Kiểm
Giáo Thái Sư. Sau khi tiến quân Thái Nguyên thì được phong Tần Vương.”
(3) “Ban đầu, Chiêu Hiến thái hậu
không vui, muốn Thái Tổ truyền ngôi cho Thái Tông, nguyên nhân được Triệu Phổ
viết lại, còn dặn dò thêm: “Ngài phải nhớ kỹ lời hứa, không được làm trái”, lệnh cho Triệu Phổ
trước long sàng viết ra thệ thư, giữ kín Kim Quỹ Chi Minh, giao cho cung nhân
chấp chưởng. Theo đúng bản ý của Thái Tổ, truyền ngôi cho Thái Tông, Thái Tông
truyền ngôi cho Đình Mỹ, Đình Mỹ truyền ngôi cho Đức Chiêu. Đức Chiêu chết
không rõ nguyên do, Đức Phương nối tiếp, Đình Mỹ bất an.”
Như vậy, Bát Hiền Vương nguyên bản
vốn là Triệu Đức Phương, con trai thứ tư của Thái Tổ Hoàng Đế, giữ chức Sơn Nam Tây
Đạo Tiết Độ Sứ, Đồng Bình Chương Sự, chết bệnh vào năm 981 Sau Công Nguyên, hưởng
dương hai mươi ba tuổi. Khi Đức Phương còn tại thế, lão tướng Dương Nghiệp còn sống, lục
lang Dương Diên Chiêu cũng chưa là thống soái biên quan. Điều này rất kỳ
lạ.
Nhưng cũng có người nói, Bát Hiền
Vương phải là Triệu Đức Chiêu (anh trai Triệu Đức Phương) – người thừa kế vương
vị chính thức của Tống Thái Tổ. Đức Chiêu thông minh anh võ, hỉ nộ không hiện ra mặt,
thâm sâu khiến cho Thái Tổ vô cùng tín nhiệm, từng “ban thưởng một thanh kim giản
(một loại vũ khí thời xưa, gần giống kiếm), chuyên chém những kẻ vi phạm
quốc pháp”. Thái Tổ truyền ngôi cho hoàng đệ Thái Tông, Đức Chiêu mất đi cơ hội
làm Thiên tử, tuy rằng Thái Tông phong Đức Chiêu làm Võ Công Quận Vương, thượng triều
thì đứng trên hàng Tể Tướng, nhưng nội tâm vẫn vô cùng cảnh giác đứa cháu trai
văn thao võ lược này. Đức Chiêu cuối cùng tự sát chết, bởi vì cậu biết rõ Thái
Tông tâm nghi quá nặng, tuyệt đối không để cho cậu sống yên. Người đời vô cùng
thương xót vị hoàng tử vừa mất đi ngôi vị Hoàng đế vừa mất đi tính mạng này, cho
nên trong lòng họ, Đức Chiêu chính là một người chính công vô tư, trung hiếu vẹn
toàn, trên đánh hôn quân dưới chém gian thần. Đây chính là hình mẫu Bát Hiền
Vương lý tưởng trong lòng họ. Thế nhưng, Đức Chiêu cũng chưa từng được phong là
Bát Hiền Vương, thế nào có thể vô duyên vô cớ dính dáng đến Bát Hiền Vương?
Bởi vậy, giả thuyết được lòng người
nhất chính là, Bát Hiền Vương là con trai thứ tám của Tống Thái Tông. Người này
“tướng mạo đường hoàng, uy nghiêm chính trực, thiên hạ tôn sùng”, được người đời
xưng là “Bát Đại Vương”. Tuy rằng chuyện của Bát Hiền Vương và Bát Đại Vương
khác nhau khá xa, nhưng tựu chung vẫn được lưu truyền dân gian trong cùng một
hình mẫu. Đây mới là giả thuyết có khả năng nhất.
Bát Hiền
Vương trong tiểu thuyết:
Bát Hiền Vương trong truyện của Cảnh
Văn chính là Bát Hiền Vương nguyên gốc Triệu Đức Phương, sau đó mới bị dã sử
thêm thắt mà thành nhiều hình tượng khác.
Khi cậu mới có mười bốn tuổi, phong
ba đã phủ lên mình Tần Vương điện hạ niên thiếu bất phàm này.
Toàn văn chia làm các phần chính
như sau:
Chú ý: Phần còn lại có thể khiến bạn bước trước nội dung của truyện, đề nghị suy nghĩ kỹ trước khi đọc!
Quyển I (Chương 01 – Chương 15):
Niên thiếu gia quốc
Đức Phương vô tình biết được mẹ
ruột của mình không phải Hoàng Hậu hiện tại, một đường đi vào lãnh cung, biết
được ẩn tình thân thế, vốn có thể trải qua những ngày tốt đẹp cùng phụ thân thì
xảy ra chuyện động trời: Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa sát huynh đoạt vị. Ngay
sau đó hoàng huynh lại tự vẫn ở trong điện, hoàng hậu bị giam lỏng trong cung. Tiểu
Đức Phương bởi vì quá giống với mẹ ruột mà thoát được một kiếp nạn, được sắc
phong là Bát Hiền Vương. Không chịu được nội cung ô uế, Đức Phương giữa đêm bỏ
trốn ra ngoài, theo đường biển đi thẳng xuống Hàng Châu, lại vô tình phát hiện
ra ngươi Liêu cùng quan viên cấu kết mưu đồ diệt Tống. Trong quá trình điều tra
sự thật đã thiếu chút mất mạng, cũng may được Cố Kỳ Thụy cùng Mộ Vân Phong
tương cứu. Niên thiếu Vương Gia trở lại hoàng cung, được người đời ca tụng, chỉ là,
gian tặc lớn nhất vẫn không thể trừ.
Quyển II (Chương 16 – 32): Bắc Lục
Phong Yên
Đức Phương trở về đối mặt với mọi
chuyện, thế nhưng Hoàng Đế Triệu Quang Nghĩa lại cố chấp tâm sinh ái mộ, muốn
tránh không xong. Vừa vặn Hoàng Đế xuất chinh, hạ lệnh cho Đức Phương giám quốc.
Cựu thần vốn là không phục, Triệu Đức Phương một phen đối đáp khiến người người kính nể, hoàn
thành nhiệm vụ giám quốc. Cùng lúc đó, cố nhân tình cờ gặp được ở Hàng Châu là
Khấu Chuẩn (tên tự là Bình Trọng) cũng vào kinh. Chiến báo tiền tuyến gửi về, Thái Nguyên đánh mãi
không xong, Hoàng Đế mật chiếu Đức Phương đích thân điều tra sự việc. Giao lại nhiệm vụ giám quốc cho Tề
Vương Triệu Đình Mỹ (Em trai của Triệu Khuông Dận và Triệu Quang Nghĩa, hoàng
thúc của Đức Phương), Đức Phương cùng cận vệ Cố Kỳ Thụy và Khấu Chuẩn đi đến tiền
tuyến, uy chấn thu phục Điền Khâm Tộ, khổ tâm chiêu hàng Lưu Kế Nguyên. Triệu
Quang Nghĩa sau khi tọa ổn giang sơn lại tiến thêm một bước bức bách Đức
Phương, Đông Kinh truyền đến tin tức Tề Vương muốn làm phản. Hoàng Đế hồi kinh
tra rõ sự tình, lại có ác tâm muốn diệt trừ Tề Vương, dọn đường cho Thái tử.
Thái Tử Triệu Nguyên Tá (con trai trưởng của Triệu Quang Nghĩa) biết chuyện, lại
biết được khúc mắc giữa phụ hoàng cùng Đức Phương, toàn bộ niềm tin vào cung
đình nhân luân đều tiêu tan, cuối cùng điên cuồng đốt cháy Đông Cung, biến mất
trong biển lửa.
Quyển III (Chương 33 – Chương 48):
Giang Hồ Triều Đình
Tề Vương chết, Sở Vương bỏ đi, đối
với Đức Phương mà nói, toàn bộ kinh thành đều giống như quái thú cắn người.
Hoàng đế cũng mất đi kiên trì, ngày càng bức bách Đức Phương, huynh đệ tranh đấu,
cả hoàng cung to như vậy mà không có một người bên cạnh. Chỉ có tên thư sinh Khấu
Chuẩn là người duy nhất quan tâm y. Người Liêu lại sinh độc kế, Vụ Ẩn Đường giả
trang giá họa cho Đức Phương, Hoàng Đế tâm sinh nghi kỵ. Bất đắc dĩ, Đức Phương
bức Khấu Chuẩn rời đi, ủy thân nơi Hoàng Đế, đổi lấy một chuyến đi Tây Hạ, muốn
tra rõ mưu đồ của Tây Hạ cùng Vụ Ẩn Đường. Kết quả, Dương Gia trung lương bị hại,
nội bộ Tống quân tan tác. Đại Tống, lại một lần nữa đứng trước nguy ngập. Mà Triệu
Quang Nghĩa, đã không thể buông tay!
Quyển IV (Chương 49 – Hết): Huyết
Tiên Cung Vi
Đức Phương hồi kinh bị ép vào
cung, phong vân lần thứ hai biến hóa…
4 comments
Khoan @_@ Đức Phương hưởng dương 23 tuổi, mà 14 tuổi đã bắt đầu phong ba, 9 năm @_@ Trong một bối cảnh như vậy + cái đoạn review của Phi Ưng, mà có thể HE... Đừng nói với ta nàng đánh nhầm đó nha @_@
Ho ho, ta co cung cau hoi voi Phong Dinh @@ hay tai hoi xua con gai ga chong nam 13 nen the la binh thuong. Haiz, noi gi thi noi, ta thay cac anh thu phai tam 3 may, anh cong phai tam tren 25 moi dep. con tre hon thi con trai con con nit lam ah @@
Không nhầm ko nhầm, tác giả mẹ kế từ đầu đến chân, khúc cuối tự nhiên chuyển sang mẹ ruột, YY lịch sử để anh có thể sống thêm :3
Thật ra như truyện đã nói, Đức Phương vì trải qua một hồi binh biến cung đình mà sớm đã trưởng thành, chín chắn hơn nhiều so với huynh đệ đồng trang lứa. Chứ như bạn Triệu Nguyên Khản (con thứ 3 của Triệu Quang Nghĩa, Tống Chân Tông sau này) ngoài 20 tuổi rồi mà vẫn như trẻ con bám áo Đức Phương đó.
) *Che mặt*
Về phần Đức Phương có trẻ quá hay không, thì 2 nàng yên tâm, Đức Phương trong truyện được sống thêm cả chục năm nữa để cải biến triều cương cơ mà, mà lần xyz đầu tiên của Đức Phương hình như cũng là tầm 20 sao đó (ta hem nhớ chính xác), nên ko lo chuyện ấu đồng đâu nha (Mà ta cũng khâm phục Đức Phương, đối diện với ông chú hoàng đế Triệu Quang Nghĩa hung hăng tàn nhẫn như vậy mà vẫn giữ thân được bao nhiêu năm thì quả là quá sức phi thường rồi
Post a Comment