Oct 13, 2013

[ĐAM MỸ | LỊCH SỬ | ĐẠI TỐNG BÁT HIỀN VƯƠNG] TỔNG HỢP REVIEW

Written By Tích Vũ Lầu on Oct 13, 2013 | 02:16

Hình tượng Bát Hiền Vương rất hoàn mỹ, trong xương cốt có ngạo khí, trong nội tâm có kiên cường, ưu nhã nhập cốt tủy, tịch mịch nhuốm thân ảnh, tất cả đều rất động nhân. 


[ĐAM MỸ | LỊCH SỬ] ĐẠI TỐNG BÁT HIỀN VƯƠNG
Tổng hợp: Hàn Trác
Biên dịch: Tích Vũ
Đại Tống Bát Hiền Vương trong mắt độc giả
1, “Cảm tưởng đọc truyện” – Viết bởi Đinh Đang

[ĐAM MỸ | ĐẠI TỐNG BÁT HIỀN VƯƠNG] TỔNG HỢP REVIEW

Thật sự áng văn này khi mới đọc cũng không quá kinh diễm. Khúc dạo đầu hoàn toàn là một giọng văn ai uyển nhẹ nhàng. Câu chuyện diễn ra cũng là một loại thê mỹ đau thương. Tình tiết thảm liệt không gợn sóng, thống khổ bi thương không tiếng động. Đế vị tàn khốc nhuốm máu đã biến đổi ánh mắt trong suốt của một thiếu niên, đặc biệt khi biến cố Thái Tổ Hoàng Đế lâm chung xảy ra, khiến người ta cảm khái vô tận, viết rất duy mỹ.
Chương thứ bảy, Đức Phương bắt đầu rời khỏi cung đình. Tiết tấu văn chương nhanh hơn, hành văn cũng sảng khoái hơn rất nhiều. Tuy rằng âm mưu ở Tây Hồ không quá phức tạp, nhưng được xây dựng vô cùng hoàn thiện, tình tiết cũng bắt đầu trở nên gấp gáp căng thẳng. Hình tượng Vương Gia thiếu niên thông minh cứng cỏi bắt đầu trở nên rõ ràng. Đến chương 16, tiết tấu tăng nhanh, mưu kế cung đình cùng số phận nhân vật đã dần hoàn chỉnh. Toàn bộ nhân vật chính đã lên sân khấu. Hình tượng nhân vật được miêu tả rất hợp lý, cá tính trở nên đặc biệt rõ ràng.
Hình tượng Bát Hiền Vương rất hoàn mỹ, trong xương cốt có ngạo khí, trong nội tâm có kiên cường, ưu nhã nhập cốt tủy, tịch mịch nhuốm thân ảnh, tất cả đều rất động nhân. Tình cảm phức tạp cùng ẩn nhẫn đối với Hoàng Đế, cảm xúc chảy trôi cùng tỉnh táo đối với Khấu Chuẩn, đều rất động nhân. Thế nhưng tôi đột nhiên có cảm giác, nội tâm phức tạp của cậu có gì đó không đúng rồi, dù sao người quá hoàn mỹ như vậy cũng đã là không thật. Tuy rằng tôi cuồng ái nhân vật này, nhưng vẫn có cảm giác cậu xấu xa một chút có lẽ sẽ tốt hơn, thôi đi, tôi cũng không biết mình đang nói cái gì nữa!
Hình tượng Khấu Chuẩn giống như ánh mặt trời, ấm áp mà sống động, cá nhân tôi cho rằng hình tượng như vậy khá thành công. Thế nhưng đất diễn lại quá ít. Có điều Khấu Chuẩn cùng Bát Hiền Vương, thứ tình cảm ấm áp mà nhàn nhạt này lại khiến người cảm thấy thoải mái, trong đam mỹ rất ít khi tồn tại sự quan tâm đơn thuần như vậy. Hình ảnh họ đứng chung một chỗ luôn toát ra sự mỹ lệ vô hạn.
Tình cảm của Hoàng Đế đối với Bát Hiền Vương rất phức tạp, thực ra không chỉ là yêu thương cùng dục vọng sở hữu, mà còn có cả nghi kỵ cùng phòng bị. Cảnh Văn khắc họa hắn tương đối đa diện, khiến cho nhân vật này lại trở nên chân thực nhất, thành công nhất. Một cuộc tình cấm kỵ bất luân, yêu hận dây dưa không thể nào dứt bỏ khiến người đọc không khỏi thổn thức cảm khái.
Sự thất vọng của Nguyên Tá đối với phụ hoàng, đan xen yêu hận thống khổ khiến cậu thiêu trụi Đông Cung, buồn bã rời đi. Nhưng sự thống khổ khi cậu ta rời đi, cùng với bóng dáng hoàng đế đứng sau lặng người rơi lệ, thực sự khiến tôi yêu thích vị hoàng đế không thuốc chữa này. Cố chấp của hắn sẽ gây ra ảnh hưởng gì cho Đức Phương và Khấu Chuẩn, tôi thực sự rất muốn biết?
Một người khác mà tôi rất muốn đề cập đến, đó chính là Bàng Tịch. Nhân vật này được miêu tả không nhiều, nhưng lại để lại cho tôi ấn tượng rất sâu sắc. Mưu kế nham hiểm cùng nét cười giảo hoạt của gã được viết rất hay.

2, “Cảm tưởng chính thức sau khi đọc” – Viết bởi Mỗ Đóa Vân
 Đọc hết toàn văn, tôi bắt đầu nhận ra Bát Hiền Vương này quả không tệ, rất có cảm giác hiện thực chủ nghĩa. Các đồng chí thấy sao? Một thiếu niên nho nhỏ, đột nhiên gặp phải đại biến cung đình, người nhà chết hết, thị vệ phản bội, ồ, sai rồi, dù sao thị vệ đó cũng chỉ là người nằm vùng mà thôi, chưa từng thật sự là người của cậu. Biến cố lớn như vậy, khó trách thiếu niên này lại sớm trưởng thành.
Đoạn gặp gỡ ngẫu nhiên của cậu cùng Khấu Chuẩn tại Tây Hồ khiến tôi cảm thấy câu chuyện đã thật sự bắt đầu. Một Bát Hiền Vương mười bốn tuổi, sự bình tĩnh cùng chu toàn của cậu đã khiến tôi tiếp nhận rất tự nhiên, khiến tôi yêu mến. Tôi bắt đầu tin tưởng, có người, trời sinh đã là như vậy *thở dài* đọc đến động tâm, vì vậy rất tin tưởng mà tiếp tục một màn, người điên viết kịch, kẻ điên xem kịch.

3, “Dành tặng Bát Hiền Vương” – Viết bởi: Lý Triệu Thị
Ngay từ đầu, rất nhiều người khi nghe đến Bát Hiền Vương sẽ nghĩ ngay đến chú Trần (Tích Vũ chú giải: Chú Trần ở đây tức là Trần Đạo Minh – diễn viên đóng vai Bát Hiền Vương kinh điển trong Thiếu Niên Bao Thanh Thiên – nhưng đề nghị chư vị hãy quên đi, Bát Hiền Vương mà chúng ta đang nói tới tuyệt đối không phải người này), nhưng sự thực cho tới bây giờ, khả năng sẽ không còn ai nghĩ tới điều hoang tưởng đó nữa! Bát Hiền Vương mà Cảnh Văn viết là Triệu Đức Phương, nhi tử của Tống Thái Tổ cùng Hoa Nhị phu nhân, mà bởi vì Hoa Nhị đã từng có khúc mắc tình cảm với Triệu Quang Nghĩa, dẫn đến Hoàng Đế đối với Đức Phương tồn tại cả yêu và hận. Bởi vậy mà Đức Phương Vương Gia thanh nhã cao quý này đã phải sống những ngày vô cùng mệt mỏi: Có thù nhà mà không thể báo, đối với Hoàng Đế vừa đau thương vừa ẩn nhẫn. Vì bảo vệ tương lai Đại Tống cùng tính mạng của bằng hữu, cậu đau đớn chấp nhận hiến thân, tình cảnh ấy khiến người chua xót, thở dài.
Câu chuyện như vậy, đại đa số đều viết đến vô cùng bi tráng, sục sôi, mãnh liệt, khiến người ta giận dữ căm thù thế đạo hắc ám cùng hoàng cung hủ bại, tán dương người chính trực vì nước vì dân. Thế nhưng văn chương của Cảnh Văn đáng quý ở chỗ tránh được sự sáo rỗng thường thấy, hoàn toàn đưa vào cấu trúc mới cùng ý cảnh đan xen: trống trải, xa xăm, giọng đau mà không thương, diễm mà không tục, không hề có mùi son phấn huyễn hoặc của tác giả nữ thông thường, có thương tâm nhức óc, có bi tráng hào hùng. Đọc được áng văn như vậy, dường như được thưởng thức một bức tranh thủy mặc Trung Hoa, rồi lại như được ngồi trên thuyền ngắm Giang Nam tế vũ, vô cùng thoải mái. Thương thay cho Đức Phương trải qua bao thống khổ mà không trầm luân, không phẫn nộ, không oán trời trách đất, vẫn cứ tâm bình khí hòa kiên trì làm việc mình cần phải làm. Biết được sự thật về mẹ ruột, lại đến mẹ nuôi tự sát, rồi bi kịch của Tề Vương cùng Nguyên Tá, càng gọt rũa cậu thêm trưởng thành, rèn luyện cậu thêm lý trí, nhưng không để lại bóng ma chán chường. Một Vương Gia cao quý thanh nhã, cứng cỏi cô độc như vậy, hỏi ai không thương tiếc đây?
Hai nam nhân cùng cậu dây dưa cả đời, là Đại Tống Hoàng Đế Triệu Quang Nghĩa cùng Trung Thư Thị Lang Khấu Bình Trọng.
Triệu Quang Nghĩa tuy rằng làm nhiều chuyện xấu, còn dày vò Đức Phương thiện lương, nhưng lại khiến người đọc không thể căm giận, hắn là nam nhân được xây dựng thành công nhất trong truyện. Bởi vì hắn đại biểu cho dục vọng trong tiềm thức của đại đa số chúng ta: Dám hận dám yêu, dám vứt bỏ nhân luân ràng buộc. Hắn có dũng cảm, có trí tuệ, sức mạnh, xảo trá, nham hiểm, hung ác. Bao nhiêu mâu thuẫn dồn lại trong một cơ thể, khiến cho một lời khó có thể nói hết. Mà Khấu Chuẩn, mới xuất hiện thì có chút liều lĩnh, lỗ mãng, sao này bước vào quan trường thì đã trở nên cẩn thận hơn, vốn là một thư sinh văn nhược, y vì Đức Phương mà nỗ lực mạnh mẽ, muốn bảo vệ cậu cả đời. Y có tài trị nước, có mưu trí, có đảm lược, nhưng hình tượng chung quy vẫn không thể sáng chói như Hoàng Đế. Điều duy nhất y hơn được Hoàng Đế, chính là có thể khiến cho Đức Phương thoải mái bật cười. Đức Phương rất áp lực, rất cô đơn, y xuất hiện giúp cậu có thêm chút ít nhiệt tình, sáng lạn.
Trong truyện có một số tình tiết khá đặc sắc: Đức Chiêu và Đức Phương đấu vật trên sàn tập; Đức Phương trong Tiết Trùng Cửu bị bạo ngược, đi dưới cơn mưa thì nhìn thấy Khấu Chuẩn mang đến một con cua; Đức Phương cùng Khấu Chuẩn dưới ánh trăng uống rượu; cảnh và tình đều vô cùng đẹp, miêu tả lay động lòng người. Tôi nhắm mắt lại, tựa như có thể cảm nhận được rõ ràng từng cảnh tượng ấy.

4, “Viết tặng Cảnh Văn cùng Đức Phương” – Viết bởi Tiễn Đồng

Tướng mạo Đức Phương quá giống với mẹ ruột Hoa Nhị phu nhân. Triệu Quang Nghĩa yêu sâu đậm lại không cách nào ôm mỹ nhân về luôn cảm thấy vừa yêu vừa hận, chất chứa tâm tư lên mình Đức Phương. Đức Phương vừa phải giữ gìn tôn nghiêm, còn cần tận lực bảo vệ những trọng thần mà phụ hoàng để lại, tất cả khiến cho cậu như bước trên tấm băng mỏng, mỗi bước đều vô cùng gian nan. Quyển I “Niên thiếu gia quốc” văn phong tưởng như bình thản, thật ra đã gợn không ít sóng ngầm. Cảnh Văn không miêu tả quá chi tiết cảnh tượng hoàng tộc tranh đấu này, mà chỉ dựng lên trận chính biến cung đình dưới con mắt của thiếu niên Đức Phương, cũng đã khiến người đọc giật mình sợ hãi.
Quyển II “Bắc Lục phong yên”, xung đột giữa Hoàng Đế, Đức Phương và toàn bộ hoàng tộc đã lên tới đỉnh điểm. Hoàng Đế bắt đầu diệt trừ những người có khả năng thừa kế ngai vị, chỉ chừa lại một mình Đức Phương. Đức Phương mở mắt trừng trừng mà nhìn những người thân thiết nhất bên cạnh ra đi không thể vãn hồi, địa vị nhạy cảm càng khiến cho Đức Phương cẩn thận từng chút một, ngoài bảo vệ mình còn cố gắng bảo vệ anh em ruột thịt, rốt cuộc dẫn đến lửa giận của Hoàng Đế. Sự tình lắng lại, Đức Phương mất đi mẫu hậu, Hoàng Đế mất đi Thái tử yêu thương nhất. Loại kiên trì lưỡng bại câu thương này khiến cho Đức Phương hiểu rõ, từ nay trở đi, thân đã không thể trở ra.
Quyển III “Giang hồ triều đình” lại dẫn người đọc đến một cảnh tượng khác. Môn phái giang hồ giao tranh, đối chọi gắt gao với triều đình, giữa hai thân phận đối lập, vừa là Vương Gia của triều đình, vừa là chưởng môn Khoái Kiếm Môn, Đức Phương nỗ lực tìm lấy điểm cân bằng, chiến tranh đột ngột xảy ra cắt đứt nỗ lực của Đức Phương. Đức Phương bị ép buông bỏ tôn nghiêm (văn chương khai thác đến đây đã đạt đến cao trào), trao thân cho Hoàng Đế.
Đọc “Đại Tống Bát Hiền Vương”, điều ta cảm thấy rõ ràng nhất là văn phong tự tin của Cảnh Văn. Dù nổi lên cao trào cũng không đột ngột, khúc khuỷu mà lại phiêu lãng, hoàn toàn phù hợp bối cảnh. Mấy hồi đại chiến viết rất sinh động, bất luận là đấu trí, đấu dũng hay tình cảm đều viết rất tỉ mỉ, thuần thục, có phong cách tác gia.
Đương nhiên văn chương cũng có chỗ không vừa ý. Hình tượng Khấu Bình Trọng hơi ảm đạm (Tiểu Khấu nghẹn ngào, liên quan gì đến ta, Cảnh Văn đâu phải mẹ đẻ, đòi hỏi mà được à?!), tâm lý Đức Phương cần miêu tả tỉ mỉ hơn, nhất là trước và sau khi y tình nguyện trao thân cho Hoàng Đế (Cảnh Văn trừng mắt, cút, tả đến thế rồi mà còn chưa đủ à?!), các mặt tính cách nhân vật cần khắc họa kỹ hơn (Chủ yếu là nói về Tiểu Khấu, còn có tính cách ngờ vực vô căn cứ của Hoàng Đế nữa).

2 comments

10/13/2013 9:34 AM Reply

"...đọc đến động tâm, vì vậy rất tin tưởng mà kế tục một màn, người điên viết kịch, kẻ điên xem kịch." - Ta với nàng đều là kẻ điên, đọc xong review, ta nghĩ, thôi quăng cái HE hay BE qua một bên, cốt lõi là cảm nhận Bát Hiền Vương này, xem thế nào là trong xương cốt có ngạo khí, trong nội tâm có kiên cường, ưu nhã nhập cốt tủy, tịch mịch nhuốm thân ảnh, xem đến thế nào mới là động nhân. Ta thật sự rất mong chờ :')

B_B
10/13/2013 9:41 AM Reply

Ta thay rat hap dan. Nhung ma, sao nhieu nhan vat, nhieu ten la the nay, ta hoi ngop. De ta lay lai binh tinh da. Hic, doc da su, so nhat nhieu ten rieng. Ta von nho ten nguoi kem ma...

Post a Comment

Thục Thiên Mộng Hoa Lục