Apr 16, 2018

[THÍCH KHÁCH LIỆT TRUYỆN] BẢO KIẾM PHỐI VƯƠNG HẦU

Written By Tích Vũ Lầu on Apr 16, 2018 | 14:35


[THÍCH KHÁCH LIỆT TRUYỆN] BẢO KIẾM PHỐI VƯƠNG HẦU
(HAY VƯƠNG HẦU KHANH TƯỚNG VÀ CÁC THANH KIẾM TÙY THÂN CỦA HỌ)

Viết bởi: Tích Vũ

Nhân một ngày com dạo ở nhà bằng hữu, tui chợt nhớ ra đã từng thấy đâu đó trên weibo nói rằng bội kiếm của các vương hầu khanh tướng trong Thích Khách Liệt Truyện đều được thiết kế và đặt tên theo tên các thanh kiếm cổ thời xưa. Hôm nay tìm lại thì đúng là như vậy, sau đây là tên và lời đề tựa cho từng thanh bảo kiếm mà weibo đoàn làm phim từng tung ra, vị bằng hữu nào chưa biết có thể ngó xem:

1, Bội kiếm của Cố Thập An: Vân Tàng Kiếm

“Mây che khuất ánh sáng, núi ẩn mình trong đêm, chỉ có loại kiếm dũng mãnh này mới có thể đảm đương việc lớn, giết địch trận tiền”.

Thích Khách Liệt Truyện Vân Tàng Kiếm


Bên lề: Vì sao Tiểu Cố không thích ăn cá?

Vân Tàng còn có tên khác là Ngư Tràng (ruột cá), tương truyền đây là thanh dao găm mà công tử Quang nước Ngô giao cho tâm phúc của mình mang đi hành thích Ngô vương Liêu. Nhân yến tiệc, vị tâm phúc kia đã giấu lưỡi giao trong bụng cá rồi bưng đến gần đâm chết Ngô vương Liêu ngay tại chỗ, giúp công tử Quang giành được vương vị. Đây là vụ hành thích nổi tiếng nhất thời Xuân Thu - Chiến Quốc, được Tư Mã Thiên ghi lại trong Sử Ký và trở thành điển tích khá nổi tiếng về chức nghiệp ám sát về sau.

Cho nên Tiểu Cố không thích ăn cá, thì bởi có ai ăn kiếm của mình đâu, mà quan trọng hơn là Tiểu Cố không thích nhớ lại kí ức đau buồn tự tay giết chết bồ nhí "Quân Thiên Côn" để chiều lòng vị "vương thượng Quang" nào đó hảo ma? Vậy mà vương thượng người không hiểu, người nhất định không hiểu, mỗi ngày ba bữa đều bắt thần ăn cá, lòng thần vô cùng trống rỗng nha!!!

2, Bội kiếm của Lăng Quang: Dịch Dĩnh Kiếm

“Quân có đạo, kiếm ở bên, thế nước ắt hưng thịnh; quân vô đạo, kiếm vuột mất, thế nước ắt tiêu điều, ấy chính là cái lẽ “kẻ nhân từ ắt vô địch” vậy”.

Thích Khách Liệt Truyện Dịch Dĩnh Kiếm

Âu Dã Tử, sau khi đúc ra thanh kiếm Trạm Lư, đã chú về nó như sau: “Quân có đạo, kiếm ở bên, thế nước ắt hưng thịnh; quân vô đạo, kiếm vuột mất, thế nước ắt tiêu điều".

Đây cũng là lời giới thiệu quan phương dùng cho Dịch Dĩnh kiếm của Lăng Quang. Như vậy ta có thể coi Dịch Dĩnh được soi chiếu từ Trạm Lư. Vậy Trạm Lư này có quá khứ yêu hận tình thù thế nào?

Trạm Lư, cùng với Ngư Tràng và Thuần Quân, là 3 trong 5 thanh bảo kiếm được đúc riêng cho Việt vương. Sau này Việt vương yếu thế, phải dâng Trạm Lư cho Ngô vương (công tử Quang - cũng là người dùng Ngư Tràng để giành vương vị). Thế rồi Trạm Lư của Ngô vương rơi vào tay Sở vương, Ngô vương nổi giận khởi binh đánh Sở, chiếm kinh đô đất Dĩnh, giành lại thanh bảo kiếm. Việt vương lại chiếm nước Ngô, lấy lại kiếm từ tay Ngô vương, vật hoàn về chủ cũ, được chôn cất cùng Việt vương sau khi ông qua đời.

Túm lại, Trạm Lư đã từng qua ba đời chủ, Việt vương, Ngô vương, Sở vương, vòng một vòng tròn, ám chết liền 2 vua để về lại với chủ cũ.

Cho nên kiếm này cũng có số khắc vương lắm nhé, rơi vào tay Lăng Quang vương thượng hai bên cùng khắc nhau thế là chết hết

3, Bội kiếm của Mộ Dung Ly: Chước Ảnh Kiếm

“Kiếm này có bóng không có hình, nấp vào bóng tối, vụt phá mặt trời, chém người không để lại dấu vết”.
(À há người ném đá dấu tay đến kiếm cũng chém người dấu máu luôn).

Thích Khách Liệt Truyện Chước Ảnh Kiếm

4, Bội kiếm của Chấp Minh: Tinh Minh Kiếm

“Trông nhìn thân kiếm sâu như vực thẳm, như có rồng lớn đang nằm, chỉ có bậc chân long thiên tử mới cầm được kiếm này”.

Thích Khách Liệt Truyện Tinh Minh Kiếm


5, Bội kiếm của Tử Dục: Kinh Nghê Kiếm
Xé ngang biển lớn, cho cá kình xâm nhập biển sâu, nên người xưa gọi là Kinh Nghê (Kinh và Nghê đều có nghĩa là cá kình hay cá voi sát thủ).

Thích Khách Liệt Truyện Kinh Nghê Kiếm


6, Bội kiếm của Dục Kiêu: Thái Hà Kiếm

“Uy phong của thanh kiếm này không nằm ở thân kiếm, mà ở bản tâm của người cầm kiếm, kẻ cầm kiếm cần giữ vững bản tâm”.
Thích Khách Liệt Truyện Thái Hà Kiếm


7, Bội kiếm của Dục Tịnh: Phệ Tiêu Kiếm

“Chỉ kiếm này lên mặt trời thì trời tối sầm lại, không hề che đậy dã tâm nuốt chửng nhật nguyệt”.
Thích Khách Liệt Truyện Phệ Tiêu Kiếm


8, Bội kiếm của Tá Dịch: Côn Ngộ Kiếm

“Giữa ban ngày mà thấy bóng hình không thấy ánh sáng, giữa ban đêm thấy ánh sáng không thấy bóng hình, chém nhanh như gió mà lưỡi kiếm không dính máu, luôn ở trạng thái ẩn nấp trực chờ”.

Thích Khách Liệt Truyện Côn Ngộ Kiếm


9, Cấn Mặc Trì: Cẩn Nghễ Kiếm

“Ngựa tốt khó tìm, người biết xem ngựa tốt lại càng khó kiếm. Kiếm giống như người, dành cả đời đi tìm lương chủ”.

Thích Khách Liệt Truyện Cẩn Nghễ Kiếm


À, nghe đâu mấy thanh kiếm này còn bắt bluetooth theo cặp và có mối quan hệ kiếm huyết linh như mấy thư tịch cổ đấy, ai chăm thì đi tìm hiểu rồi mách mấy người còn sống đi nha, biết đâu thiên hạ lại ào ào chuyển sang nghề lau kiếm.

10, Bội Kiếm của Trọng Khôn Nghi: Thuần Câu Kiếm

Thuần Câu đã lên sóng mùa một với một vẻ ngoài vô cùng to lớn rực rỡ, thế nhưng sang mùa hai có vẻ giảm cân rồi. Thổ sau khi mất A Kiềm thì kiếm đã hao mòn đi không ít. Không còn tri kỉ để khoe kiếm, Thổ cũng chả còn tâm trạng độ kiếm cho to đẹp như Tiểu Cố nữa. Quả là chủ còn người yêu và chủ mất người yêu thì kiếm nó cũng bị đối xử khác nhau.

Mặc Dương và Thuần Câu vốn là một đôi mà nay một thanh thanh tiều tụy một thanh mất đâu rồi??? Thật là một chuyện tình ngược kiếm

Thích Khách Liệt Truyện Thuần Câu Kiếm 1
Thanh kiếm to đẹp màu mè của Thổ mùa 1.

Thích Khách Liệt Truyện Thuần Câu Kiếm 2
Thanh kiếm gầy guộc xám xịt của Thổ mùa 2.

Post a Comment

Thục Thiên Mộng Hoa Lục