"Có tiền lại khiến nước bạn khủng hoảng kinh tế, Quản Trọng bắt đầu cường binh..."
[THÍCH KHÁCH LIỆT
TRUYỆN] MỘT VÀI VẤN ĐỀ LỊCH SỬ (TIẾP)
– Viết bởi: Tích Vũ –
1,
Hình mẫu Công Tôn Kiềm
Nhân việc thảo luận về tình huống đi sứ
Thiên Ki của Công Tôn Kiềm và Anh Lịch Hầu, Vũ nhớ đến một chuyện chưa phân
tích qua. Như Vũ từng nói trước đây, bối cảnh Thích Khách Liệt Truyện gần tương
tự thời Chiến Quốc, với các nước Quân Thiên - Thiên Tuyền - Thiên Cơ - Thiên Xu
- Thiên Quyền - Dao Quang lần lượt ứng với Chu - Sở - Tề - Tấn - Tần - Yên. Còn
hình tượng nhân vật cũng tương tự, thật ra mỗi cá nhân trong Thích Khách đều
khiến Vũ liên tưởng đến một nhân vật trong lịch sử, hôm nay sẽ nói đến Công Tôn
- hình tượng quân tử điển hình, khá giống với Xuân Thân Quân - một trong tứ đại
quân tử nổi tiếng thời Chiến Quốc (3 người còn lại là Mạnh Thường Quân, Tín
Lăng Quân, Bình Nguyên Quân, Vũ tin kể cả bạn không biết họ là ai thì ít nhất
cũng từng nghe qua cái tên đầu tiên rồi).
Xuân Thân Quân là công tử thuộc dòng
dõi thế gia của nước Sở, là người học rộng tài cao, có tài năng hùng biện, được
vua Sở phong làm khanh đại phu. Khi Tần muốn hợp quân đánh Sở, vua Sở đã phái
Xuân Thân Quân đi sứ nước Tần, thuyết phục Tần Chiêu Vương rút binh. Thái tử bị
giữ lại nước Tần không cho về, Xuân Thân Quân đã nghĩ cách cứu thái tử về nước,
còn bản thân ở lại thay thế thái tử.
Sau này khi Tần mạnh lên muốn thôn
tính các chư hầu còn lại, Xuân Thân Quân nắm quyền lớn ở nước Sở đã hưởng ứng
việc liên minh chống Tần. Khi nước Triệu bị nước Tần vây bức cầu viện nước Sở,
Xuân Thân Quân không dám đối địch trực tiếp với Tần, bèn cho quân đóng từ xa
phô trương thanh thế. Đến khi nước Ngụy bị Tần vây, vua Ngụy lại cầu cứu Sở (nước
Sở cứ như thiên sứ hòa bình ấy, nước nào bị đánh cũng gọi anh Sở ra bảo kê).
Xuân Thân Quân lại cầm quân đi cứu Ngụy nhưng cũng không giao chiến trực diện
mà chỉ dàn quân ép cảnh gỡ nguy cho Ngụy.
Sau đó, Xuân Thân Quân đại diện Sở
tham gia liên minh các nước chống Tần, tuy nhiên cuộc ra quân của các nước
không thu được kết quả mà nhanh chóng tan rã do thực lực của các chư hầu so với
nước Tần quá chênh lệch. Liên quân 5 nước đánh đến cửa Hàm Cốc thì bị quân Tần
đánh bại phải rút về.
Suốt cả cuộc đời mình Xuân Thân Quân đều
dốc sức vì nước Sở, thậm chí hiến cả đất phong Hoài Bắc cho vua làm bình phong
bảo vệ kinh đô mới.
Còn kết cục của Xuân Thân Quân thì
cũng nhảm y hệt Công Tôn Kiềm, dù đã được cảnh báo trước nhưng vì quá tin người
ổng cũng bị chính môn khách của mình phục binh giết chết. Khoảng 15 năm sau khi
Xuân Thân Quân chết, nước Sở chính thức bị tiêu diệt.
Túm lại cuộc đời vị quân tử này có những
nét khá nổi bật:
- Xuất thân thế gia.
- Phong phạm quân tử.
- Dùng miệng lưỡi bình thiên hạ.
- Thiên sứ hòa bình (thường nướng binh
của vua để cứu các nước khác).
- Rất thích liên minh, ở đâu thấy có
liên minh là góp mặt.
- Được vua tin tưởng làm gì thì làm.
- Chết nhảm.
Đố chư vị biết A Thổ ứng với vị tiền
nhân quái thai nào đấy?
2,
Hình mẫu Trọng Khôn Nghi
Như câu hỏi còn bỏ ngỏ trước đây về
hình tượng của các thích khách trong lịch sử, Công Tôn ứng với Xuân Thân Quân,
vậy tri kỷ của hắn Trọng tra công ứng với vị tiền nhân quái thai nào trong lịch
sử?
Được rồi, đáp án là Quản Trọng nước Tề
(không sai, chữ Trọng này cũng chính là chữ Trọng của Thổ tra). Vị này xuất
thân bình dân, gia cảnh bần hàn, được cất nhắc dần lên khi nước Tề đang rơi vào
hỗn loạn, cục diện chính trị ngươi giành ta đoạt, vương thất tương tàn, dần thể
hiện bản lĩnh của mình khi vừa có khả năng về quân sự lại là nhà kinh tế học trứ
danh, nổi tiếng với chiến lược không đánh mà thắng (hiện đại gọi là diễn biến
hòa bình), đưa nước Tề từ nước nhỏ trở thành quốc gia rất có máu mặt.
=> Tuy rằng bối cảnh không giống,
nhưng tính cách tính toán chi ly, hành sự thường xuyên thất bại, lăn lộn giữa
chiến loạn mà giữ mạng được đến sau cùng, biết linh động uốn mình theo thời cuộc,
lại có một tình bạn (tình yêu?) ghi tâm khắc cốt vặn vẹo kiểu vậy, các vị dám
nói hai Tiểu Trọng này ứ liên quan gì đến nhau?
Kể về Tiểu Trọng, chúng ta còn có một
điển tích vô cùng thú vị khác, chính là sách lược tấn công kinh tế nước láng giềng.
Nước Tề gần biển, có lợi thế khai thác muối, Quản Trọng bèn tiến hành chính
sách độc quyền buôn muối, om muối đẩy lên giá cao, khiến các nước khác phải bỏ
cả đống vàng ròng ra mua muối. Có tiền rồi, Quản Trọng lại cho người mua hàng
loạt hàng dệt tơ lụa của nước hàng xóm, đẩy giá tơ lụa lên cao không có điểm dừng,
khiến dân nước bạn ham lợi ào ào bỏ hết ruộng lúa đang canh tác chuyển sang trồng
dâu nuôi tằm kéo tơ dệt lụa. Một năm sau, Quản Trọng đơn phương hủy bỏ giao kèo
mua hàng, ngay lập tức khiến cho nước bạn rơi vào khủng hoảng lương thực, nạn
đói hoành hành làm triều đình rối hết cả lên (Thượng tướng quân Thiên Ki trực tiếp
hắt xì một cái, chuẩn bị vung Thiên Thắng băm chớt cái tụi tính kế vua của ẻm
khiến nhà ẻm hết gạo đói ăn). Có tiền lại khiến nước bạn khủng hoảng kinh tế,
Quản Trọng bắt đầu cường binh… Các vị xem cách làm này giống ai? Quá rõ rồi
nhé, dính tới những người tên Trọng đều phải hết sức đề phòng, quốc quân Thiên
Ki sâu sắc chia sẻ kinh nghiệm này!!!
Được rồi bây giờ chư vị còn muốn tìm
hiểu về ai nữa không?
2 comments
Bạn ơi bạn làm thêm một bài lịch sử nữa tìm hiểu về A ly và Chấp minh được k. Đọc bài viết trên thấy thú vị quá k ngờ phim lại dựa trên lịch sử đến vậy
@win123: Chào bạn, trong Thích Khách Liệt Truyện thì mình tập trung nhiều vào quân thần Thiên Tuyền và Thiên Xu hơn và ít tìm hiểu về cặp Minh - Ly, nếu sau này mình tình cờ bắt gặp fact nào thú vị về cặp này thì sẽ viết bài sau nhé.
Post a Comment