Dec 22, 2014

[ĐẠO MỘ BÚT KÝ] CHUNG CỰC GIẢI MÊ - PHẦN 01

Written By Tích Vũ Lầu on Dec 22, 2014 | 08:26

ĐẠO MỘ BÚT KÝ
CHUNG CỰC GIẢI MÊ
Người viết: Noãn Hòa Hồ Ly Bắc Kinh
Người dịch: Tích Vũ
Mục lục
Chung cực giải mê – Phần 01: Mối liên hệ giữa nền văn minh thanh đồng thời tiền sử, Xi Vưu, Quảng Tây, Muộn Du Bình

Đạo Mộ bút ký còn quá nhiều điều chưa sáng tỏ, thân thế của Muộn Du Bình rốt cuộc là gì, người giống Ngô Tà như đúc rốt cuộc là ai, chú Ba thật sự ở đâu?...
Một điểm “Chung cực” – ba sợi dây mê.
Chung cực: Cánh cửa Thanh Đồng dưới nền núi Trường Bạch, chứa đựng nền văn minh thị tộc Phục Hy, khởi đầu của nền văn minh Trung Hoa.
Ba sợi dây mê:
Sợi thứ nhất: Sợi dây mê nối dài nền văn minh thanh đồng thời tiền sử, Xi Vưu, Quảng Tây, Muộn Du Bình.
Sợi thứ hai: Cốt lõi của Đạo Mộ Bút Ký: Sự phát triển bí mật trường sinh bất lão thời cổ đại.
Sợi thứ ba: Cốt lõi của Đạo Mộ Bút Ký: Cuộc chạy đua giữa các thế lực thời hiện đại để tìm ra bí mật trường sinh bất lão.
Núi Trường Bạch là khởi nguồn của nền văn minh Trung Hoa, cũng chính là Chung Cực.

Đạo Mộ Bút Ký - Chung cực giải mê 01

Khởi điểm của nền văn minh Trung Hoa là “người đứng đầu Tam Hoàng”, cũng chính là Phục Hy! Phục Hy là thủ lĩnh của bộ lạc Đông Di, khảo cổ học hiện đại cho rằng khởi nguồn của bộ lạc Đông Di là nền văn hóa Hồng Sơn (một nền văn hóa thời đại đồ đá mới được phát hiện ở đông bắc Trung Quốc), mà đông bắc rất có thể là khởi nguồn xa xưa nhất của lịch sử, như vậy Vân Đỉnh Thiên Cung chính là khởi điểm của toàn bộ Chung Cực.
Văn minh Trung Hoa sau đó phân làm ba nhánh chính: Viêm Hoàng, Xi Vưu và Tây Vương Mẫu. Thật ra cả ba đều là hậu duệ của Phục Hy.
Nhánh của Viêm Hoàng trải qua chiến tranh mà hợp nhất, trở thành nhánh “chính tông” nhất: tổ tiên của Trung Hoa.
Một nhánh dời về phía Tây, sống theo chế độ thị tộc mẫu hệ, cũng chính là nhánh của Tây Vương Mẫu.
Còn Xi Vưu vốn ở vùng Hà Bắc, sau khi thất bại trong cuộc chiến với Hoàng Đế, một bộ phận đã sáp nhập vào bộ lạc Viêm Hoàng, một bộ phận khác đi về phía Nam, xuống vùng Hồ Nam, trở thành tộc Miêu, tộc Dao, sau đó lại di chuyển tiếp xuống phía Nam đến vùng Quảng Tây, Vân Nam v.v…
Nhưng khởi nguồn và tổ tiên của họ đều là Phục Hy!
Bí mật trường sinh bất lão vốn bắt đầu từ Phục Hy, còn Tây Vương Mẫu chỉ là phát triển tiếp thuật này thôi.
Vào thời Phục Hy, dường như tuổi thọ của con người đều rất cao, Phục Hy được ghi nhận hưởng thọ 1100 tuổi.
Như vậy có thể thấy được bộ lạc Phục Hy có thuật trường sinh bất lão.
Bây giờ chúng ta cùng xem xét đồ đằng (vật thể tự nhiên – đặc biệt là động vật, được xem như biểu tượng của một quốc gia hoặc bộ tộc) của các bộ lạc: Long (rồng), xà (rắn), điểu (chim) và trùng (sâu).
Bộ lạc Viêm Hoàng kế thừa Long đồ đằng.
Bộ lạc Xi Vưu kế thừa Xà đồ đằng.
Tây Vương Mẫu hẳn là bộ tộc kế thừa đầy đủ nhất đồ đằng của Phục Hy, bao gồm: Xà, điểu, trùng (bọ ăn xác chết), hay có thể nói, Tây Vương Mẫu mới là hậu duệ chính tông của Phục Hy.
Đồng thời, các bộ lạc cũng tự mình phát triển thêm.
Bộ tộc Tây Vương Mẫu là nền văn hóa ngọc.
Bộ tộc Xi Vưu là nền văn hóa thanh đồng (đồng xanh).
Mà khởi nguồn của tất cả, chính là núi Trường Bạch.
Sợi dây mê thứ nhất: Sợi dây mê nối dài nền văn minh thanh đồng thời tiền sử, Xi Vưu, Quảng Tây, Muộn Du Bình.
Căn cứ theo lịch sử truyền lại, thời kỳ đồ đồng của Trung Hoa bắt đầu từ triều Hạ, sau đó phát triển rực rỡ nhất vào thời Thương Chu, nhưng khảo cổ học hiện đại đã phủ nhận quan điểm này, từ thời viễn cổ xa xôi, Trung Hoa đã xuất hiện nền văn minh Thanh Đồng ở trình độ cao, di chỉ Tam Tinh Đôi (*) ở Tứ Xuyên đã chỉ rõ điều này.
(Chú thích: (*) Di chỉ Tam Tinh Đôi nằm trong địa phận thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa là di chỉ vương quốc Nước Thục cách đây khoảng 5000 đến 3000 năm. Di chỉ Tam Tinh Đôi chỉ được phát hiện vào mùa xuân năm 1929, trong lúc một người nông dân ra làm ruộng đã phát hiện một đống đồ ngọc tinh xảo đẹp mắt. Di chỉ Tam Tinh Đôi đại diện cho di chỉ đồ đồng của nước Thục cổ, đánh thức nền văn minh Tam Tinh Đôi của nước Thục trong suốt 3000 năm lịch sử.
Năm 1986, các nhà khảo cổ khai quật ra hai hầm làm lễ tế rất quy mô, hơn 1000 văn vật quý đẹp tuyệt vời và làm rung động cả thế giới cổ vật. Cùng với việc khai quật ra hàng loaṭ văn vật quý hiếm tinh xảo và mang tính chất thần bí, những điều bí ẩn của lịch sử cũng lần lượt xuất hiện. Hiện nay, bảo tàng Tam Tinh Đôi tỉnh Tứ Xuyên là bảo tàng thu hút du khách với bộ sưu tập đồng đen hiếm có của nước Thục xưa, là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học.)
Có ý kiến cho rằng, Xi Vưu là người sáng lập ra nền văn hóa Thanh Đồng thời tiền sử, mà Tam Tinh Đôi chính là do hậu duệ của Xi Vưu xây dựng lên. Cây Thanh Đồng và cửa Thanh Đồng mà Tam Thúc viết trong Đạo Mộ hiển nhiên đều bị ảnh hưởng bởi bí ẩn Tam Tinh Đôi (ở di chỉ Tam Tinh Đôi cũng đã khai quật được một cây Thanh Đồng rất lớn).
Như vậy, chúng ta có thể suy đoán:
1, Xi Vưu là người sáng tạo ra dụng cụ Thanh Đồng cực lớn thời cổ đại, cây Thanh Đồng ở Tần Lĩnh hay những gì bộ lạc Xi Vưu xây dựng nên đều vì mục đích cúng tế! Khi ấy người ta tin rằng đại thụ này có thể nối thẳng tới trời.
2, Loại Thanh Đồng này không phải đồng xanh thông thường, mà có tác dụng mê hoặc tâm trí rất lớn, thời viễn cổ của loài người, lúc cúng tế thầy tế sẽ dùng cách gây ảo giác, các dân tộc đều có ghi chép lại điều này, chìm trong ảo giác mới có thể liên hệ với thần linh. Trong phần Tần Lĩnh Thần Thụ, chúng ta có thể nhìn thấy công dụng cúng tế của loại cây này, hơn nữa còn có dấu vết của vu cổ (loại sâu có thể khống chế tri giác), mà vu cổ của tộc Miêu chính là do Xi Vưu truyền lại.
3, Loại Thanh Đồng đặc biệt này có tác dụng mê hoặc rất lớn đối với con người nên mới được dùng để đúc nên cây cúng tế.
Hoặc có thể nói rằng, đây là một loại “thuốc phiện kim loại”, đồng thời còn có thể khiến người ta mất trí nhớ! Ở thời đại Xi Vưu, thầy tế đã thông qua loại cây Thanh Đồng này để gây ảo giác cho mọi người trong bộ lạc lúc cúng tế.
4, Các loại Thanh Đồng được đề cập trong Đạo Mộ Bút Ký đều là loại Thanh Đồng này.
Chuông Thanh Đồng buộc trên đuôi bọ ăn xác ở Lỗ Vương cung và đeo trên tai lão Dương đều có thể gây ảo giác nhẹ đối với người khác.
Thứ này cũng chính là chuông Thanh Đồng được treo đầy cây san hô khiến cho nhóm người của Muộn Du Bình mất đi tri giác trong con đường bí mật ở mộ thất dưới đáy biển.
5, Chỉ có hậu duệ Xi Vưu mới nắm giữ được bí mật Thanh Đồng này, nó có thể khống chế và xóa đi ký ức của con người.
Trong phần “Âm Sơn Cổ Lâu”, “cục sắt” mà đội khảo cổ hai mươi năm trước phát hiện ra hiển nhiên cũng là loại Thanh Đồng này.
Như vậy, người Miêu và người Dao – hậu duệ của Xi Vưu – nhất định đã giấu loại Thanh Đồng cổ xưa này ở Quảng Tây, ngôi làng chìm dưới đáy hồ nhất định là nơi cư trú của hậu duệ Xi Vưu.
6, Như vậy thân thế của Muộn Du Bình còn có một khả năng khác, tôi vẫn nhận định Trương Diêm Thành, Bàn Mã, thủ lĩnh Miêu tộc và Muộn Du Bình là người cùng tộc, đều lấy hình xăm kỳ lân làm dấu hiệu nhận biết, đều là hậu duệ Xi Vưu, là những người biết rõ và bảo vệ bí mật Thanh Đồng cổ đại.
7, “Cục sắt” mà Bàn Mã cất giữ, “vật nguy hiểm” dưới gầm giường trong căn nhà tre của Muộn Du Bình, đều là thứ này, thế nhưng Muộn Du Bình hẳn biết sự nguy hiểm của vật này, vì sao vẫn để nó làm mình mất trí nhớ? Có thể vì sứ mệnh nào đó hoặc thu được năng lực nào đó, Muộn Du Bình không thể không tiếp xúc nhiều lần với vật này.
8, Phần “Tần Lĩnh Thần Thụ” đã giải thích rõ năng lực gây ảo giác của loại Thanh Đồng này, nó có thể tạo ra ý thức của con người, có thể chi phối ý nghĩ của người khác, nhưng tác dụng phụ chính là khiến người ta mất trí nhớ.
9, Về phần tác dụng trường sinh, có vẻ cách thức sử dụng chính là xóa đi ký ức của một người, rồi đưa trí nhớ của một người khác vào thay thế, biến người trước thành người sau.
Hãy dùng thân phận hậu duệ Xi Vưu chiếu vào biểu hiện của Muộn Du Bình ở Lỗ Vương cung và Vân Đỉnh thiên cung.

Đạo Mộ Bút Ký - Chung cực giải mê 02

1, Thiết Diện Sinh là một đầu mối quan trọng trong truyện, hắn là người thứ hai sau Uông Tàng Hải hiểu rõ toàn bộ những bí mật này! Thiết Diện Sinh nhất định không thể bị Muộn Du Bình bóp chết một cách đơn giản như vậy.
2, Ngôi mộ huyết thi ở Trường Sa rốt cuộc là mộ của ai? Bởi vì đó là mộ thời Chiến Quốc, phán đoán theo thời đại, hiển nhiên phải là mộ của một trong ba huyết thi ở Lỗ Vương cung! Lỗ Thương Vương, Thiết Diện Sinh hay Chu Mục Vương, khả năng cao nhất là ai? Mọi người đều biết, bộ sách lụa Chiến Quốc do ông nội của Ngô Tà lấy ra từ ngôi mộ huyết thi ở Trường Sa là do Thiết Diện Sinh tự tay ghi chép! Một người đặt bản chép tay của mình trong ngôi mộ của chính mình chẳng phải rất hợp lý sao? Như vậy khả năng lớn nhất là ngôi mộ huyết thi ở Trường Sa là của Thiết Diện Sinh.
3, Như vậy, hai cỗ huyết thi còn lại trong Lỗ Vương cung sẽ là Chu Mục Vương và Lỗ Thương Vương! Chu Mục Vương là cái xác trong quan tài sắt bị Muộn Du Bình chặt đầu, Lỗ Thương Vương là cái xác bị Muộn Du Bình bóp chết.
4, Hiển nhiên Muộn Du Bình đã nói dối nhóm Ngô Tà, tại sao cậu ta lại nói sạo chuyện về ba cỗ huyết thi? Điều này cho thấy trong số ba huyết thi chắc chắn có một cỗ có quan hệ chặt chẽ với cậu ta, cậu ta đang che giấu điều gì đó cho một trong ba cái xác đó.
5, Còn nữa, sao Muộn Du Bình lại biết chuyện của Lỗ Thương Vương và Thiết Diện Sinh? Sách lụa của Thiết Diện Sinh bị Ngô gia đánh cắp, lại bị Cầu Đức Khảo lừa qua Mỹ, chắc chắn tiểu Muộn không thể đọc được, tiểu Muộn nói cậu ấy tìm được bốn quyển sách lụa trong một ngôi mộ thời Tống, đây hiển nhiên là nói dối, nếu như loại sách lụa này ở đâu cũng có thì Cầu Đức Khảo đâu thể xem nó là bảo bối mà giữ gìn đến thế.
Như vậy tiểu Muộn chắc chắn phải là hậu nhân của Lỗ Thương Vương hoặc Thiết Diện Sinh thì mới có thể biết được những bí mật đó! So với Lỗ Thương Vương, rõ ràng Thiết Diện Sinh biết nhiều chuyện hơn, như vậy tiểu Muộn có thể là hậu duệ của Thiết Diện Sinh!
7, Thiết Diện Sinh khẳng định cũng là hậu duệ của Xi Vưu. Sơn Đông vốn là một trong các địa bàn cư trú của bộ lạc Đông Di, Thiết Diện Sinh vốn biết một vài bí mật xa xưa của thời đại Xi Vưu, hơn nữa, hắn cũng là một người rất có bản lĩnh, tinh thông dịch thuật, phong thủy, rốt cuộc trở thành chuyên gia đổ đấu, nếu không phải là hậu duệ Xi Vưu thì không thể nào giải thích được việc mấy nghìn năm qua chỉ có hắn và Uông Tàng Hải biết được bí mật to lớn kia!
7, Thiết Diện Sinh xây mộ mình ở Trường Sa, cũng cho thấy hắn có quan hệ với người Miêu hậu duệ Xi Vưu, bởi vì thời đó các tộc người Cửu Lê và Tam Miêu đều cư ngụ ở Trường Sa! Trường Sa khi đó là một khu vực rất hoang sơ.
8, Vậy thì vì sao Thiết Diện Sinh không mặc áo ngọc để được trường sinh, khi mà hắn hoàn toàn có thể làm vậy? Đáp án chính là bởi vì hắn biết áo ngọc căn bản không có khả năng giúp con người trường sinh, khi nhóm người Ngô Tà tiến vào Lỗ Vương cung thì đã hơn hai ngàn năm trôi qua, Lỗ Thương Vương đã “lột da” ở đây, tuy rằng không chết, nhưng hai nghìn năm sau không thể sống lại, kiểu “trường sinh” này nhất định là có vấn đề. Nhất định có trục trặc! Thiết Diện Sinh hẳn đã biết từ lâu, sau khi bị cởi ra thì áo ngọc sẽ mất đi tác dụng. Tiếp tục mặc vào chỉ có thể trở thành người thực vật, còn không bằng một cỗ huyết thi!
9, Thiết Diện Sinh lừa Lỗ Thương Vương tin vào chuyện này, có lẽ là muốn mượn cơ hội tiến vào mộ Mục Vương quan sát, đồng thời lấy ra vật gì đó (khả năng chính là bọ ăn xác chúa), sau đó sẽ tìm chỗ thực hiện kế hoạch trường sinh của mình. Thương Vương đáng thương kia chẳng rõ thực hư, chui vào áo ngọc trở thành người thực vật.
10, Thiết Diện Sinh lần lượt thực hiện kế hoạch trường sinh của mình: đầu tiên lựa chọn được mảnh đất Trường Sa phong thủy cực tốt, tiếp theo từ chỗ của Tây Vương Mẫu lấy được vẫn ngọc đen tuyền (hắn nhất định đã từng đi đến quỷ thành), mọi người có nhớ ngôi mộ huyết thi ở Trường Sa được miêu tả thế nào không, mật đạo bên dưới hoàn toàn là ngọc thạch màu đen. Nói đúng hơn là Thiết Diện Sinh đã tự tạo ra một tấm “áo ngọc” cao cấp hơn (viết đến đây tôi không thể không bội phục tài trí của Thiết Diện Sinh), sau đó mang theo xuống mộ cả sách lụa do chính mình viết nên. Mặc khác, hắn nhất định đã để lại cho hậu nhân một quyển sách lụa khác, cũng chính là quyển trong tay Muộn Du Bình.
11, Hình tượng của Tiểu Muộn là hình tượng chiến thần, mà Xi Vưu lại là chiến thần của Trung Hoa. Thiết Diện Sinh, người cũng như tên, là một kẻ mặt lạnh, nghiêm túc cẩn thận, giống tiểu Muộn đúng không? Hơn nữa, Thiết Diện Sinh đổ đấu phong cách rất quý phái, giống như biểu hiện thoắt ẩn thoắt hiện của tiểu Muộn trong mộ cổ.
12, Tiểu Muộn đi vào Lỗ Vương cung, nhất định có sự chỉ dẫn từ cuốn sách lụa của Thiết Diện Sinh, có lẽ trước đây cậu ấy cũng đã vào rồi, cho nên mới quen đường thuộc lối như vậy.
Về chuyện máu có khả năng xua đuổi bọ ăn xác, mọi người còn nhớ không, những cục sắt thần bí (Thanh Đồng cổ) kia có thể đuổi muỗi, tiểu Muộn là hậu duệ Xi Vưu và tiếp xúc nhiều với Thanh Đồng, hẳn là có loại máu này, mà việc khắc chế được bánh tông, khiến nữ thi cổ đại dập đầu, chính là xuất phát từ năng lượng vu cổ mê hoặc hồn phách đã ngấm vào trong máu.

Đạo Mộ Bút Ký - Chung cực giải mê 03

13, Tiểu Muộn dập đầu và nói chuyện với cỗ huyết thi Chu Mục Vương trong quan tài sắt, là do cậu ấy là hậu duệ của Xi Vưu, Chu Mục Vương vừa là tiền bối vừa là kẻ thù của cậu ấy. Tiền bối là bởi vì họ đều là hậu duệ Phục Hy, kẻ thù là bởi vì Chu Mục Vương là hậu duệ của Hoàng Đế, Hoàng Đế lại giết chết Xi Vưu. Lý do tiểu Muộn dập đầu chính là vì vậy, còn đối thoại với xác chết hẳn là phương pháp khắc chế bánh tông tổ truyền của Thiết Diện Sinh. Hơn nữa, Xi Vưu hay Miêu tộc thì đều là dân tộc của vu cổ (như cản thi(*)), trước nay đều có thể đối thoại với quỷ thần, không giống với cách đổ đấu của cả Bắc phái lẫn Nam phái.
(Chú thích: (*) Cản thi là loại pháp thuật của Miêu tộc cổ đại, tương truyền nó có thể dẫn các thi thể di chuyển như người sống).
14, Tiểu Muộn tách ra đi một mình, chính là để tranh thủ thời gian đổi cuốn sách lụa của Thương Vương, lấy đi ấn quỷ.
15, Tiểu Muộn giết chết huyết thi Chu Mục Vương, là vì báo thù và bảo vệ chính mình cũng như an toàn của nhóm người Ngô Tà, bóp chết huyết thi Thương Vương là do chán ghét và khinh bỉ.
16, Tiểu Muộn nói dối là để bảo vệ bí mật của Thiết Diện Sinh.

Đạo Mộ Bút Ký - Chung cực giải mê 04

Vân Đỉnh Thiên Cung:
17, Tiểu Muộn dập đầu trước núi Trường Bạch, chính là bái lạy thủy tổ Phục Hy.
18, Lời giải cho việc Tiểu Muộn và âm binh cùng tiến vào cánh cửa Thanh Đồng:
Tiểu Muộn tiến vào cánh cửa Thanh Đồng, là nhờ có ấn quỷ có thể điều động âm binh.
Trên đường vào mộ, Tiểu Muộn biến mất vài giây trước mắt Ngô Tà, cũng là nhờ trên người cậu có ấn quỷ.
(1)             Âm binh là gì?
Hãy nhớ lại hình nộm trong điện Tây Vương Mẫu, vẫn ngọc có năng lực giữ thi thể ngàn năm không thối rữa. Âm binh chính là “cương thi ngàn năm” được tạo nên bằng cách này. Cái gọi là cương thi, căn cứ vào ghi chép và truyền miệng, là một loại động vật hay sinh vật chứ không phải người, không có tư duy cao cấp, chỉ có một chút phản ứng cùng bản năng đơn giản, ví dụ như, cương thi không biết nói chuyện, đầu gối không thể gập lại, tất cả đều chứng minh họ không có tư duy cấp cao. Chỉ là ngàn năm không rữa nát đảm bảo cho thần kinh của họ vẫn còn hoạt động được thôi.
(2)             Âm binh khổng lồ mặt ngựa là cái gì?
Người khổng lồ mặt ngựa có lẽ là một chủng tộc Tây Vực xa xưa, người cao to cùng với sức chiến đấu mạnh mẽ, cũng có thể là “lính đánh thuê” của Tây Vương Mẫu, là loại người chuyên nằm trong quân đội của Tây Vương Mẫu. Sau khi họ chết thì bị Tây Vương Mẫu dùng vẫn thạch tạo thành “âm binh” để bảo vệ mộ địa và bí mật của vương tộc.
Như vậy, hình nộm trong điện Tây Vương Mẫu sau khi cởi bỏ lớp vỏ bọc, hiển nhiên cũng sẽ mang bộ dạng giống như âm binh đằng sau cánh cửa Thanh Đồng trong thiên cung trên đỉnh núi Trường Bạch kia.
Đông Hạ là hậu duệ của Phục Hy – tổ tiên của Tây Vương Mẫu – âm binh ở cửa Thanh Đồng hẳn là do Tây Vương Mẫu tặng cho Đông Hạ để bảo vệ bí mật của thị tộc Phục Hy.
(3)             Vì sao tiểu Muộn có thể trà trộn vào đội ngũ âm binh?
Đáp án vô cùng đơn giản: Trong tay tiểu Muộn có ấn quỷ của Lỗ Thương Vương, lấy được từ trong Lỗ Vương cung.
Quỷ ấn còn có thể điều động âm binh, chứ đừng nói đến chuyện chen vào giữa đám âm binh đó.
Có thể những âm binh này đều do Muộn Du Bình dùng ấn quỷ điều ra, từ đó tiến được vào cánh cửa Thanh Đồng!
(4)             Ấn quỷ là cái gì?
Nhóm người Ngô Tà gặp phải cương thi trong điện Tây Vương Mẫu. Thứ gì đã phát động âm binh? Chính là tinh bàn (bản đồ các ngôi sao – đọc phần 5 “Mê Hải Quy Sào” để biết thêm thông tin)!
Ấn quỷ chính là tinh bàn mini của Tây Vương Mẫu.
Để lúc ở ngoài cũng có thể điều động âm binh, Tây Vương Mẫu đưa ấn quỷ cho tình nhân của bà là Chu Mục Vương, bởi vì Chu Mục Vương rất thích chinh phạt, âm binh chính là món quà thích hợp nhất cho gã.
Sau đó, Lỗ Thương Vương trộm mộ Chu Mục Vương.
Ấn quỷ, rơi vào trong tay Lỗ Thương Vương.
(5)             Giải đáp luôn bí ẩn Muộn Du Bình biến mất vài giây trước mặt Ngô Tà trên đường vào Vân Đỉnh thiên cung.
Ngô Tà không hề nhìn lầm! Biến mất vài giây, hẳn là vì trong tay tiểu Muộn có ấn quỷ!
Thử nghĩ xem Lỗ Thương Vương điều động âm binh bằng cách nào? Âm binh ở chỗ của Tây Vương Mẫu, chiến trường của Lỗ Vương ở vùng Trung Nguyên, chắc không đến mức âm binh đi từng bước từng bước từ Tây Vực tới Sơn Đông đâu, nếu thế thì mấy tháng sau mới đến nơi, người ta đánh xong lâu rồi.
Ấn quỷ chắc chắn có liên quan đến vẫn ngọc, có tác dụng giống như hố đen thời gian, có thể trong nháy mắt đưa người đến một nơi cách đó ngàn dặm. Giống như mấy chương trình bí ẩn khoa học, có vài người biến mất, sau đó đột nhiên xuất hiện ở cách đó mấy nghìn cây số.
Đó chính là tác dụng hố đen, ấn quỷ chính là loại vật thể này, và việc Muộn Du Bình biến mất, chắc chắn có liên quan đến ấn quỷ.
Phần 02: Bí ẩn thân thế Muộn Du Bình!

1 comments:

12/26/2019 4:52 PM Reply

uh

Post a Comment

Thục Thiên Mộng Hoa Lục