[REVIEW
| ĐAM MỸ] HUSKY VÀ SƯ TÔN MÈO TRẮNG CỦA HẮN
Tác
giả: Bánh bao thịt
không ăn thịt
Thể
loại: Đam
mỹ, tiên hiệp tu chân, sư đồ niên hạ, cường công cường thụ, trùng sinh, có hài
có ngược, HE.
Tình
trạng: Hoàn
bản gốc (321 chương, khoảng 1,5 triệu chữ)
PHẦN
3: ĐỘ
HẾT CHÚNG SINH TRONG THIÊN HẠ, LẠI CÓ AI ĐỘ SỞ VÃN NINH
Viết bởi
Tích Vũ
Mỗi một nhân vật trong “Husky và sư tôn mèo trắng của hắn” đều rất
sống động, miêu tả tỉ mỉ cẩn thận, có câu chuyện riêng, số phận riêng, móc nối
với nhau và đều đi đến kết thúc, không có ai đơn thuần là người qua đường cả, cũng
không ai đơn giản chỉ là thiện nhân hay ác giả, thiện ác đan xen, tín ngưỡng tranh
đấu, mỗi một cuộc đời đều được dụng tâm miêu tả hết thảy tiền căn hậu quả, qua
đó có thể thấy được tác giả dành nhiều tâm tư cho nhân vật của mình thế nào.
Đương nhiên cũng chính vì nhân vật quá đồ sộ và có quá nhiều câu chuyện đằng
sau, tình tiết lại xoắn não, dẫn đến truyện quá dài, không cẩn thận đọc sẽ tẩu
hỏa nhập ma đó.
Nội dung truyện đại khái
là hành trình tìm lại bản ngã của tiểu công Mặc Nhiên sau khi đã lỡ làng sa ngã
ở kiếp trước, đồ sát thiên hạ tù cấm sư tôn, tù cấm liền mười năm, sau đó sư
tôn cùng hắn ác chiến một trận chết đi, tiểu công đột nhiên mất đi động lực sống,
cuối cùng tự sát lại phát hiện bản thân được trùng sinh, quyết tâm làm lại từ đầu,
nhận ra rất nhiều điều tốt đẹp của thế gian cũng như của sư tôn mà trước đây
không hề để ý đến, trải qua nhiều thử thách kiếp nạn, Mặc Nhiên cuối cùng cũng
xác định được tâm ý của mình, quyết bảo vệ sư tôn, sát cánh cùng sư tôn cứu
thiên sinh thiên hạ, chuộc lại tội nghiệt của chính mình.
Chuyện kiếp trước giữa tiểu công và sư tôn chủ yếu hiện lên qua
hồi ức của Mặc Nhiên, xuất hiện không nhiều, nhưng mỗi lần xuất hiện đều rất
ngược, Vũ rất không tình nguyện đọc những phân đoạn diễn ra trong kiếp trước,
không muốn thấy sư tôn phải chịu những nỗi dằn vặt kinh khủng như thế. Thành ra
mỗi lần hồi ức kiếp trước của tiểu công xuất hiện là trong đầu Vũ đều lơ lửng một
cây đao, khắc rõ bảy chữ: “Chém chết tiểu công tế thiên địa”.
Sư tôn là bạch nguyệt quang, là ánh trăng chí thuần chí thiện, thật
sự đã phải chịu rất nhiều nỗi dày vò khổ sở chốn nhân gian. Phần này không nói
về tình tiết, không nói về kết cấu, không nói về nhân vật khác, chỉ nói về sư
tôn.
Hình ảnh sư tôn được chạm khắc thực sự vô cùng sinh động đẹp đẽ.
Vẻ ngoài thoát tục, tâm mang thiên hạ, nhẫn nại kiên cường, tỉnh táo sáng suốt,
bao dung với người nghiêm khắc với mình, đặt chúng sinh lên trên mình ở dưới, dốc
lòng cứu giúp thiên hạ, bản thân lại cô độc một mình không muốn phiền lụy đến
ai, thật sự vừa hoàn mỹ vừa khiến người thương tiếc. Đằng sau hình tượng nhất đại
tông sư, thiên tiên thoát tục được người kính ngưỡng đó, sư tôn cũng có những nhược
điểm hết sức con người. Sư tôn nóng nảy tùy tính, trọng thể diện hơn mạng, hay
nghĩ ngợi lung tung, đặc biệt hết sức tự ti coi nhẹ bản thân mình.
“Khinh công là dựa
vào chính mình”
Sở Vãn Ninh trước nay luôn chỉ dựa vào chính mình, đến nỗi thành
thói quen, khi bị Mặc Nhiên trêu ngự kiếm cũng giống như dùng khinh công thôi
mà, Sở Vãn Ninh mới buộc miệng: “Khinh công là dựa vào chính mình, ngự kiếm thì
phải dựa vào kiếm”. Đến lúc ấy Mặc Nhiên mới chợt hiểu ra lý do vì sao Sở Vãn
Ninh trước sau vẫn không chịu học ngự kiếm. Một người có chướng ngại tâm lý lớn
như vậy, cuối cùng vẫn vì đại nạn ở Lâm Nghi không thể ngự kiếm đưa bách tính
thoát khỏi biển lửa, lòng day dứt không thôi mà quyết tâm vượt qua ám ảnh, chủ
động đi học cách ngự kiếm từ đệ tử của chính mình.
“Chúng sinh ở trên,
ta ở dưới”
Đây là lời dạy mà Sở Vãn Ninh luôn nhắc nhở các đệ tử, y cũng
dùng cả đời mình để thực hiện chấp niệm đó, cả hai đời đều chết vì bảo vệ chúng
sinh, y không có khát vọng gì cho chính bản thân mình, cũng chưa từng hận ai, kể
cả những người từng mang lại cho y đau khổ nhất. Y không biết hận, y chỉ dùng cả
đời mình đi xoa dịu người khác, giải thoát tội nghiệt cho người khác, mà cũng
đúng, y vốn không phải người thường, thậm chí vốn không phải con người, y chỉ
là một khúc gỗ đẽo ra từ thần mộc của Viêm Đế mà thôi.
“Không biết độ người,
lấy gì độ mình”
Nói đến thần mộc của Viêm Đế, bí mật thân thế này là một đòn đả
kích lớn đối với trái tim đã đầy sứt sẹo của Sở Vãn Ninh. Trước đây Mặc Nhiên
đã rất nhiều lần tức giận với sư tôn: “Sở Vãn Ninh, người là khúc gỗ sao?”. Ban
đầu nghe vốn dĩ không cảm thấy gì, giờ biết được thân thế của Sở Vãn Ninh rồi
nhìn lại, lại đấy tràn đầy chua chát. Y chung quy chỉ là đồ vật được tạo ra để
chuộc lại tội nghiệt trong quá khứ của người khác. Hoài Tội đại sư, sư tôn của y,
là một cao nhân ngoại thế khiến người đời kính ngưỡng, đã tu đến cảnh giới có
thể thăng thiên, lại từ bỏ cơ hội phi tiên để ở lại nhân gian độ thế, ai biết
được ông chính là người mang tội nghiệt lớn nhất, nhấn chìm nhân gian trong máu
tanh tội ác năm xưa. Hoài Tội đại sư, Tiểu Mãn của chiến trường Lâm An hai trăm
năm về trước, kẻ đã bán đứng Sở Tuân, dẫn ác quỷ đến dày xéo thôn xóm mình, khiến
Sở Tuân nhà tan cửa nát, phải tận mắt chứng kiến đứa con trai duy nhất bị thê tử
của chính mình moi tim nuốt sống. Tiểu Mãn chứng kiến Sở Tuân gặp phải thảm kịch
đó vẫn cứ một lòng che chở cho người dân Lâm An, nhận ra lỗi lầm của mình, mãi sống
trong dằn vặt, vì chuộc lại lỗi lầm trong quá khứ mà đi tìm thần mộc của Viêm Đế,
từ bỏ cơ hội nhờ thần mộc thành tiên mà đẽo gọt khúc gỗ đó, từng nét từng nét một, ra tướng
mạo của Sở Tuân, trước đó còn sợ sai sót mà cẩn thận tỉ mỉ khắc thử hàng nghìn lần những khúc gỗ bình thường khác, rồi mới dạm chạm đao khắc những nét đầu tiên lên thần mộc, mãi cho đến khi khắc xong thì trời đã về khuya.
Dạ vãn tương chí, thiền viện an ninh (trời khuya buông xuống, sân thiền vắng thinh).
Vãn Ninh.
Thế là khúc gỗ có tên từ đó. Hoài Tội nuôi lớn dưỡng dục Sở Vãn Ninh trong Vô Bi Tự suốt 14 năm, mục đích để sau khi Sở Vãn Ninh có đủ linh lực, thì sẽ moi tim móc lấy linh hạch đưa vào cơ thể con trai của Sở Tuân, đền cho ân công mình một đứa con trai khỏe mạnh. Thế nhưng một lần Sở Vãn Ninh xuống núi, phát hiện nhân gian không phải là thế ngoại đào nguyên giống như sư tôn mình vẫn nói, bèn quyết chí rời khỏi, muốn nhập hồng trần, cứu giúp chúng sinh.
Dạ vãn tương chí, thiền viện an ninh (trời khuya buông xuống, sân thiền vắng thinh).
Vãn Ninh.
Thế là khúc gỗ có tên từ đó. Hoài Tội nuôi lớn dưỡng dục Sở Vãn Ninh trong Vô Bi Tự suốt 14 năm, mục đích để sau khi Sở Vãn Ninh có đủ linh lực, thì sẽ moi tim móc lấy linh hạch đưa vào cơ thể con trai của Sở Tuân, đền cho ân công mình một đứa con trai khỏe mạnh. Thế nhưng một lần Sở Vãn Ninh xuống núi, phát hiện nhân gian không phải là thế ngoại đào nguyên giống như sư tôn mình vẫn nói, bèn quyết chí rời khỏi, muốn nhập hồng trần, cứu giúp chúng sinh.
“Sở Vãn Ninh, ngươi
không độ mình, lấy gì độ người?”
“Không biết độ người,
lấy gì độ mình.”
Sở Vãn Ninh đã dứt khoát trả lời như thế. Hoài Tội tức giận đưa ra điều
kiện, muốn rời khỏi Vô Bi Tự thì phải trả những gì đã tu tập, trả lại linh hạch cho ông. Thế là Sở Vãn
Ninh dập đầu bái tạ ân sư, cầm lấy con dao sư tôn đưa tới, tự mình rạch tim, đau đớn ngất đi, sau khi tỉnh dậy, một mình tập tễnh rời đi, không hề nhìn lại.

Đây là quá khứ y không muốn nhắc lại, là khúc mắc treo nặng
trong lòng Sở Vãn Ninh từ trước đến nay, y vốn không biết mình là thần mộc của
Viêm Đế, cũng không biết mục đích Hoài Tội nuôi dưỡng mình, chỉ biết rằng vị sư
tôn vẫn luôn yêu thương mình hết mực lại đột nhiên đòi móc tim mình, muốn tính
mạng của mình, khiến Sở Vãn Ninh từ đó luôn mang nỗi tự ti trong lòng, cho rằng
mình là kẻ không ai thương tiếc, không ai cần đến. Mãi cho đến khi Hoài Tội viên tịch, mới để lại một quyển trục kí ức cho Sở Vãn Ninh, để y tận mắt chứng kiến toàn bộ nguồn căn gốc rễ của mình. Không biết sự thật, Sở Vãn Ninh đau khổ. Biết được sự thật, Sở Vãn Ninh càng đau khổ hơn.
Không cha không mẹ, không người thân thích, chỉ là tế phẩm chuộc tội được tạo ra do tội ác của con người.
Không cha không mẹ, không người thân thích, chỉ là tế phẩm chuộc tội được tạo ra do tội ác của con người.
Cho nên câu nhận xét ở phần trước, “Sư tôn không phải là người,
sư tôn rất đau khổ”, căn nguyên chính là như vậy.
(Còn nữa)
1 comments:
Post a Comment